Những hệ lụy kinh tế, an ninh và con người
Không chỉ gây nên nỗi đau, mất mát cho người thân và gia đình, tội phạm ma túy còn kéo theo những hệ lụy về kinh tế, an ninh và con người. Đặc biệt là với những đối tượng vị thành niên. Ở độ tuổi vẫn còn non nớt, dễ bị sa ngã và dụ dỗ bởi những đối tượng xấu. Từ đó, nhiều em đã trở thành tội phạm ngay từ khi còn trong độ tuổi đến trường.
Hàng năm, nhà nước phải chi hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng; ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch.
Ngoài ra với tâm lý bất chấp của người nghiện ma túy, số lượng tội phạm ngày càng gia tăng gây nên những bất ổn về an ninh. Hàng năm, những vụ án thương tâm mà kẻ thủ ác là người nghiện ma túy vẫn thường diễn ra. Thậm chí có những đứa trẻ đang trong độ tuổi đến trường đã phải đứng trước vòng móng ngựa. Điều này gây nên những hoang mang và bất bình trong xã hội.
Giáo dục phòng chống ma túy – Ưu tiên hàng đầu và cấp thiết trong mỗi quốc gia
Với những thiệt hại nghiêm trọng mà ma túy đem lại cho mỗi quốc gia, việc phòng chống ma túy càng trở nên quan trọng. Vẫn biết “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bởi việc trong công tác phòng chống việc giáo dục càng được quan tâm và ưu tiên hơn bao giờ hết.
Nếu được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng phòng chống ma túy thì bản thân mỗi người sẽ có sức đề kháng với những hiểm họa và sự lôi kéo mà ma túy đem lại. Đặc biệt là với trẻ vị thành niên, độ tuổi dễ bị tổn thương và lôi kéo bởi các đối tượng xấu. Để làm được việc này, mỗi cá nhân, gia đình và quốc gia cần nâng cao kiến thức phòng chống ma túy thông qua việc giáo dục và tuyên truyền. Đã đến lúc mà mỗi người, dù ở bất kỳ đâu cũng cần chung tay trong việc bảo vệ bản thân cũng như thế hệ trẻ khỏi những hiểm họa mà ma túy đem lại.